
Mới đây, vào ngày 28 tháng 6 năm 2021, Tòa án liên bang Hoa Kỳ đã chính thức bác đơn kiện chống độc quyền do Ủy ban Thương mại lành mạnh Liên bang (Fair Trade Commission – FTC) đệ trình chống lại trang mạng
- 02/07/2021
Việc mua lại này có thể sẽ giúp Vevey- công ty của Nestle có cơ sở tại Thụy Sĩ – tăng từ hạng 6 lên hạng 3 tại thị trường đồ dinh dưỡng trẻ sơ sinh tại Trung Quốc, Sara Welford, một nhà phân tích tại Tập đoàn Citigroup tại London, cho biết việc này cũng sẽ cho phép tiết kiệm chi phí dự tính tương đương với 10% doanh số của cơ sở này.
Nestle là nhà sản xuất đồ dinh dưỡng trẻ sơ sinh hàng đầu thế giới, đây là phân đoạn thị trường có sự tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói. Nestle đã đánh mất thị phần của mình tại Trung Quốc kể từ năm 2005, khi Nestle rút 2 dòng sữa bột Neslac do các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng 2 dòng sữa này chứa quá nhiều iot. Ngày 7 tháng 7 năm 2011, Pfizer, công ty thực phẩm trẻ em lớn thứ 4 tại Trung Quốc, cho biết họ có thể bán cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng của mình hoặc lập ra công ty khởi nguồn (gắn với cơ sở nghiên cứu) điều này khiến Nestle, Danone (BN) SA và Abbott Laboratories rất quan tâm.
“Trung Quốc là một thị trường thực phẩm trẻ em hấp dẫn nhất và công ty Nestle đã đánh mất thị phần ở đây,” Ildiko Szalai, một nhà phân tích của Euromonitor International tại London cho biết, người này cũng dự tính là thị phần của Nestle tại thị trường này đã thu hẹp 1/3 xuống còn thấp hơn 6% từ 2005-2009 và đây là một thị trường ưu tiên đối với họ.
Theo Euromonitor, doanh số toàn cầu của các sản phẩm thực phẩm trẻ em có thể sẽ tăng 6%/năm từ 2010 đến 2015, họ cũng cho rằng tăng trưởng đang được hỗ trợ bởi sự thâm nhập thị trường thấp của các sản phẩm của các công ty tư nhân và tầm quan trọng của dinh dưỡng trẻ em đối với người tiêu dùng.
Thị trường thực phẩm trẻ em của Trung Quốc đã tăng khoảng 21% năm ngoái lên tới trên 42,1 tỷ nhân dân tệ (6,5 tỷ đô la Mỹ) và có thể sẽ tăng lên khoảng 17%/năm từ năm 2010 đến 2015, cơ quan nghiên cứu này dự tính. Công ty Dinh dưỡng Mead Johnson (MJN) có một thị phần dẫn đầu trong ngành với khoảng 13% trong năm 2009, cơ quan này cho biết.
Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm trẻ em của Pfizer, có được thông qua việc mua lại công ty Wyeth vào năm 2009, có doanh số 1,9 tỷ đôla Mỹ năm ngoái và theo những người biết về vấn đề này, có thể bán lại với giá 10,5 tỷ đôla Mỹ. Cơ sở này sản xuất dòng sản phẩm SMA Gold cho trẻ sơ sinh và trê em và thực phẩm bổ sung nhãn hiệu Enercal cho người lớn.
Nestle đẩy mạnh việc mở rộng thị trường Trung Quốc khi mua lại 60% cổ phần của Công ty TNHH Hsu Fu Chi International với giá 1,7 tỷ đô la Mỹ vào tháng 7, công ty trên là nhà sản xuất bánh kẹo lớn nhất Trung Quốc về mặt giá trị thị trường. Nhà sản xuất thực phẩm trẻ em có nhãn hiệu Gerber có mục đích tăng tỷ lệ doanh số có được từ các thị trường đang nổi từ 40% lên 45% vào năm 2020. Unilever, nhà sản xuất kem nhãn hiệu Magnum, có thị phần khoảng 54% tại các khu vực đang phát triển.
Theo số liệu từ Bloomberg, Nestle đã tiến hành 19 vụ mua lại kể từ cuối năm 2009. Công ty này đã cho biết họ lên kế hoạch sử dụng tiền mặt trên 16 tỷ franc Thụy sĩ (21 tỷ đô la Mỹ) để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hiện tại và tiến hành những vụ mua lại các công ty khác theo hình thức sáp nhập công ty mua lại vào một cơ sở kinh doanh của mình.
Việc mua lại này có thể làm tăng lợi nhuận lên khoảng 2% trong vòng 3 năm, theo Welford từ Citigroup cho biết. Doanh số bán hàng thực phẩm tự nhiên (organic) tại cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng của Nestle có thể sẽ tăng 8,8% trong nửa đầu năm 2011, theo Jean- Philippe Bertschy, một nhà phân tích tại Ngân hàng Vontobel tại Zurich cho biết.
Năm ngoái Nestle có doanh thu 10,4 tỷ franc Thụy sĩ (chiếm khoảng 10% tổng doanh thu) từ các nhãn hiệu sữa dinh dưỡng như Cerelac và Nestle Nam. Cơ sở này sản xuất các sản phẩm từ sữa công thức cho trẻ em đến bột ngũ cốc và thức ăn nhẹ (snack) cho trẻ tập đi.
Nguồn: Theo Bloomberg