
Mới đây, vào ngày 28 tháng 6 năm 2021, Tòa án liên bang Hoa Kỳ đã chính thức bác đơn kiện chống độc quyền do Ủy ban Thương mại lành mạnh Liên bang (Fair Trade Commission – FTC) đệ trình chống lại trang mạng
- 02/07/2021
Ngày 13 tháng 4 năm 2021, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện Luật Điện ảnh và góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Tham gia Hội nghị có sự góp mặt của Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Đắc Vinh; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; các đại diện đến từ Bộ ban ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử), Bộ Công Thương (Cục CT&BVNTD), Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế); và các đơn vị liên quan khác.
Tại Hội nghị, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CT&BVNTD đã có bài tham luận về đánh giá cạnh tranh trong lĩnh vực điện ảnh. Bài tham luận của Cục CT&BVNTD đã mô tả bức tranh toàn cảnh về cạnh tranh trên lĩnh vực điện ảnh trong thời gian vừa qua, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển nền điện ảnh Việt Nam cũng như đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
Bên cạnh đó, ông Trịnh Anh Tuấn còn đề cập tới vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp điện ảnh truyền thống và các website xem phim dựa trên nền tảng Internet (trong và ngoài nước). Với sự xuất hiện của ứng dụng xem phim dựa trên nền tảng Internet đang làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng cũng như cấu trúc của nền điện ảnh Việt Nam.
Nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh, công bằng, bình đẳng trong lĩnh vực điện ảnh, ông Trịnh Anh Tuấn đã đưa ra ba nhóm giải pháp chính như sau:
– Thứ nhất, để tăng cường khả năng tiếp xúc thị trường cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế, pháp luật điện ảnh cần tạo ra các cơ chế pháp lý nhằm khuyến khích đầu tư, thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư vào thị trường điện ảnh. Thông qua việc nâng cao năng lực về tài chính, các doanh nghiệp điện ảnh sẽ có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng cũng như phát triển nền điện ảnh Việt Nam.
– Thứ hai, với tính chất đặc thù liên quan đến truyền bá văn hóa, pháp luật điện ảnh nên xây dựng cơ chế về chương trình quốc gia nhằm phát triển nền điện ảnh Việt Nam. Theo đó, chương trình điện ảnh quốc gia cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản xuất phim Việt Nam, tăng cường hoạt động quảng bá phim không chỉ giới hạn trong nước mà còn ở các thị trường nước ngoài. Khi đó, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất phim được nâng cao, tạo ra lợi thế kinh doanh đáng kể trong việc đàm phán với doanh nghiệp phát hành và doanh nghiệp phổ biến.
– Thứ ba, pháp luật điện ảnh cần tạo ra hành lang pháp lý toàn diện để có thể điều chỉnh được tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực điện ảnh (bao gồm cả dịch vụ chiếu phim dựa trên các nền tảng Internet). Quy định pháp lý cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng. Trong đó, nếu như phương thức chiếu phim của các doanh nghiệp truyền thống tại rạp chiếu phim hay chiếu qua truyền hình cần được kiểm duyệt trước khi phổ biến, thì việc chiếu phim trên các nền tảng Internet cũng cần được kiểm duyệt tương tự.