
Mới đây, vào ngày 28 tháng 6 năm 2021, Tòa án liên bang Hoa Kỳ đã chính thức bác đơn kiện chống độc quyền do Ủy ban Thương mại lành mạnh Liên bang (Fair Trade Commission – FTC) đệ trình chống lại trang mạng
- 02/07/2021
LSE vận hành các thị trường chứng khoán và giao dịch phái sinh gồm Sở Giao dịch chứng khoán London, sàn Borsa Italiana, sàn MTS và Turquoise. Công ty này có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 23,9 tỷ USD. Việc mua Refinitiv có thể giúp LSE giảm bớt cú sốc từ biến động thị trường có thể xảy ra trong trường hợp Anh rời Liên minh châu Âu (EU), tức Brexit, mà không đạt được các thỏa thuận như mong muốn.
Về phía Refinitiv, công ty này có trụ sở ở London và cung cấp dữ liệu, hạ tầng trong lĩnh vực thị trường tài chính cho hơn 40.000 khách hàng tại hơn 190 quốc gia – theo website của công ty này cho biết.
Blackstone và Thomson Reuters là 02 công ty hiện đang nắm lần lượt 55% và 45% cổ phần trong Refinitiv, được cho là sẽ lãi lớn khi bán lại công ty dữ liệu này cho LSE.
CCCS lo ngại rằng liệu các đơn vị sáp nhập có tiếp tục cung cấp các tiêu chuẩn ngoại hối theo các điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử cho các nhà cung cấp đối thủ hay không nên CCCS cần phải tiến hành đánh giá giai đoạn hai để xem xét vấn đề một cách chi tiết.
Hiện nay, LSE và Refinitiv đều từ chối bình luận về thông báo CCCS.
Vào tháng 3 năm 2020, giới chức trách Hoa Kỳ đã chấp thuận thương vụ trị giá 27 tỷ đô la này, tuy nhiên vào tháng 6 năm 2020, các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU đã công bố sẽ mở một cuộc điều tra về việc sáp nhập của LSE, đồng thời cảnh báo rằng thương vụ này có thể sẽ có tác động tiêu cực đến cạnh tranh.